Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Lịch sử Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc chiến tự vệ. Kẻ xâm lăng thì nhiều và lòng tham của họ bất tận. Họ đến rồi phải ra đi trong vô cùng bẻ bàng và bi thảm vì họ là nạn nhân kẻ thua trận. Từ Liễu Thăng, Thoát Hoan, Đặng Tiểu Bình hay Christian de Castries, kể cả Kissinger kiến trúc sư trong chính sách bắt tay với Trung Quốc đã bỏ chạy ra khỏi miền Nam trong “danh dự”. Hơn ai hết, chính sách bình thường hoá bang giao với Trung Quốc là nguyên nhân tạo cơ hội cho Bắc Kinh ăn cắp sản phẩm trí tuệ của Hoa Kỳ để họ có được như ngày hôm nay. Ngày mà các vị Tổng thống sau nầy cùng các quốc gia Á châu phải đối diện với một Trung Quốc phát triển về kinh tế, công nghệ và bành trướng sức mạnh quân sự, chiếm cứ biển Đông một cách trơ trẻn và vô liêm sĩ.

Riêng đối với Việt Nam. Trong lịch sử những kẻ thù trước đây chưa ai có mưu đồ chiếm đất dành biển như Trung Quốc. Nhớ lại khi hiệp định Geneve ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, đồ tể Chu Ân Lai là người đạo diễn đưa đến việc chia đôi đất nước. Ngay cả trong lúc chiến tranh giữa Nam-Bắc, Trung Quốc cũng đã công khai tiến hành cuộc chiến xâm lược từ biển đảo cho đến đất liền. Thực hiện được tham vọng bành trướng nầy một phần lớn do chính sách mở cửa cho Trung Quốc hội nhập vào thương trường thế giới, đem lại tiềm năng kinh tế đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Nhờ đó, Bắc Kinh đã tăng ngân sách quốc phòng, triển khai tàu ngầm, chiến hạm và xây dựng quân đội tiếp tục uy hiếp các nước Á Châu và chiếm đoạt biển đảo.



Hành động mới nhất, Bắc Kinh đã đưa tàu đến Bãi Tư Chính của Việt Nam thăm dò địa chất. Ngang ngược và xấc xược hơn lại kết tội Việt Nam xâm chiếm biển đảo của họ. Mặc dầu Trung Quốc rút ra khỏi Bãi Tư Chính nhờ ở quyết tâm không nhượng bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng đã đưa tàu Hải Dương 8 quay trở lại. Điều ấy chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý định xâm lấm hải lãnh của chúng ta.



Những gì xảy ra chung quanh Bãi Tư Chính vô cùng quan trọng trong lịch sử. Quan trọng là vì Trung Quốc đang tiến hành một cuộc xâm lăng lớn hơn những lần trước. Mục đích lần nầy Bắc Kinh đang thách thức lòng yêu nước và bản lãnh của người lãnh đạo hiện nay. Đây chính là thời điểm quyết định để biển còn hay biển mất.



Cho dù hy sinh tất cả chúng ta cũng không thể mất Bãi Tư Chính.



Nếu chúng ta tiếp tục nhượng bộ để Bãi Tư Chính hay bất cứ nơi nào khác lọt về tay Trung Quốc, rồi đây chúng sẽ tiếp tục xâm lấn hải phận cũng như đất liền của Việt Nam. Với chiến thuật vết dầu loang Trung Quốc dần dần sẽ tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Như chúng ta biết, hiện nay trên đất liền tại các thành phố ở miền Bắc, miền Trung, Cao Nguyên Trung phần đều có người Trung Quốc làm việc hoặc sinh sống. Nhiều nơi họ cấm người Việt vào hoặc không bán hàng cho người bản xứ. Thậm chí người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam sinh con định cư vĩnh viễn. Đây là đạo quân thứ 2 cho dù bề ngoài chưa trang bị vũ khí. Nhưng chính đạo quân nầy sẽ trở thành lực lượng tiếp ứng từ trong ra ngoài mỗi khi có chiến tranh.



Vấn đề thứ 2: Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đã đến lúc Việt Nam nên có chủ trương dứt khoát thoát ra sự lệ thuộc đó. Hãy tìm đối tác khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay các quốc gia Âu châu thay thế. Bởi càng lệ thuộc vào họ chúng ta càng bị kiểm soát, kiềm chế và chèn ép.



Thứ 3: Dựa vào và tin tưởng Trung Quốc không sớm thì muộn chúng ta sẽ bị Trung Quốc hoá.



Thứ 4: Có một số khuynh hướng cho rằng chúng ta không đủ sức mạnh để có thể chống chọi lại với Trung Quốc nên phải duy trì hoà bình, ổn định để phát triển. Nhất là hiện nay quân đội Bắc Kinh có vũ khí hiện đại, quân đội quá hùng mạnh. Cho nên Việt Nam không thể đối đầu. Và rằng nếu chúng ta mất một ít biển đảo thì không đến đâu, miễn sao có hoà bình. Đây là quan niệm yếm thế và hèn nhác đồng nghĩa với phản quốc. Bởi trong lịch sử dân tộc ta đã từng đánh bại quân Nguyên, quân Minh và gần nhất thực dân Pháp. Một đất nước có vũ khí tối tân hơn chúng ta ngàn lần. Thế nhưng chúng ta đã buộc họ đầu hàng và rút quân. Và nữa, chiến tranh biên giới 1979 Trung Quốc đã đem hơn 600,000 bộ binh, 400 xe tăng, hàng chục ngàn dân công hỗ trợ vận tải (tổng số 7 quân đoàn chủ lực; 21 sư đoàn tác chiến và 9 sư đoàn trừ bị). Về phía Việt Nam chúng ta chỉ có 60,000-100,000 quân chính quy và 150,000 dân quân tự vệ (7 sư đoàn; 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ). Mặc dầu quân số quá chênh lệch nhưng quân Trung Quốc đã bị thiệt hại vô cùng lớn lao. Hơn nữa chính Đặng Tiểu Bình và Bộ tham mưu của ông biết rằng họ không thể tiến xa hơn và lâu dài khi quân chính quy Việt Nam từ Campuchia rút về. Do đó Trung Quốc phải rút quân vào ngày 5 tháng 3/1979 (17 ngày).



Do đó, việc đầu tiên Việt Nam nên cấp tốc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc càng sớm càng tốt. Vẫn biết rằng trên thực tế cho dù chúng ta thắng kiện thì ai sẽ là người thực hiện phán quyết của toà. Và chắc chắn Trung Quốc sẽ không tuân thủ phán quyết, như họ đã từng phủ nhận phán quyết 2016 khi Phi Luật Tân thắng kiện. Tuy nhiên, khi toà xác nhận hải lãnh thuộc về Việt Nam, chúng ta có đầy đủ tư cách pháp lý để vận động cùng thế giới ủng hộ và tự vệ. Đặc biệt Hoa Kỳ và Nhật Bản danh chính ngôn thuận để họ can thiệp hay bênh vực cũng như Trung Quốc sẽ không già mồm tuyên bố rằng Bãi Tư Chính thuộc hải lãnh của họ.



Ngoài ra, phán quyết của HĐTT UNCLOS sẽ là quyết định sau cùng và chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam, buộc Trung Quốc phải xét lại chính sách xâm lăng. Thực hiện điều nầy sẽ đi đúng nguyện vọng của quốc dân và sẽ hiệu quả hơn tiếng nói của người phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao yêu cầu Trung Quốc rút ra, như trong quá khứ đã từng nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang ngược.



Chính vì lý do ấy cho nên giải pháp duy nhất để tồn tại là Việt Nam phải thoát Trung. Tuy nhiên muốn thoát Trung trước tiên chúng ta phải tự thoát cho chính mình. Sự lựa chọn đó là đòi hỏi của toàn thể quốc dân thà hy sinh tất cả còn hơn trở thành một dân tộc hèn nhác. Chúng ta chuẩn bị và sẵn sàng chiến tranh rồi sẽ có hoà binh, như trong binh pháp Tôn Tử ghi lại, mặc dù tim ta nóng bỏng nhưng đầu óc ta có lúc phải lạnh vì tiền đồ tổ quốc… 96 triệu tái tim Việt không bao giờ rời xa biển đảo hay chấp nhận mất một tấc đất. Không một sức mạnh nào có thể chế ngự hay đánh bại trái tim Việt Nam. Không một ngoại xâm nào dù có hung hãn hay tàn bạo đến đâu cũng không thể khuất phục. Trừ khi chúng ta tự nguyện làm tay sai cho giặc như Nguyễn Văn Thân hay Hoàng Cao Khải dưới thời Pháp thuộc. Hoặc Lê Chiêu Thống tức Lê Duy Khiêm sau khi lên ngôi đổi tên là Lê Duy Kỳ đã đầu hàng nhà Thanh chống lại quân Tây Sơn. Rồi lịch sử đã điểm danh những kẻ phản quốc như Trần Ích Tắc sợ chết đem cả gia đình hàng giặc được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương. Sau khi quân Nguyên-Mông bị ta đánh bại Ích Tắc phải ở lại Trung Quốc và chết năm 76 tuổi. Thêm một kẻ phản quốc thứ 5, tên gọi Trần Thiêm Bình gia nô của Trần Tông, mạo xưng là con của Trần Nghệ Tông, đã rước quân Minh vào xâm lược nước ta. Quân Minh đã phong vương cho TrầnThiêm Bình, về sau cái giá cho kẻ phản quốc đã bị quân Đại Ngu xử lăng trì.



Khác với những kẻ vong bản, bán nước cầu vinh. Một hình ảnh Đặng Dung nhọc nhằn mài kiếm dưới trăng khi đầu đã bạc mong được khôi phục lại giang sơn. Nhưng Trời bất tuỳ người, cam đành thúc thủ, cùng hình ảnh Hưng Đạo Vương nhìn thấy cảnh “ nước mất nhà tan mà quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xẻ thịt lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.



Chúng ta là những kẻ hậu sinh, không dám trơ gan cùng tuế nguyệt, nhưng trong kỷ nguyên mới, thời đại văn minh lòng hy sinh và lẽ công bằng sẽ là vũ khí tất yếu để chiến thắng ngoại bang. Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội hôm nay, kẻ xâm lăng Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm đoạt giang sơn Đại Việt. Lúc ấy chẳng khác nào quay giáo hàng giặc… làm sao ta có thể ngẫng mặt nhìn đời, đối diện với tiền nhân? Để lại vết nhơ cho hậu thế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
    Trung Đông Trong Cơn Bảo Lửa (13-10-2018)
    Lời chia tay sau cùng với Nghị Sĩ McCain. (05-09-2018)
    Cùng một điểm trên đường thẳng của Nixon và Trump (09-08-2018)
    Cambodia’s 2018 Economy Shows Signs of Firmer Growth (21-07-2018)
    Thượng đỉnh Singapore (12-07-2018)
    Campuchia trong cơn ma sát Đại Hán (18-06-2018)
    Bình Nhưỡng: thương thuyết để tồn tại (08-06-2018)
    Cuộc thương thuyết giữa Đảng Cộng Sản VN và Đảng Cộng Sản TQ (13-01-2018)
    Cơ Hội và Thách Thức (19-12-2017)
    Đàm phán để tồn tại của Bình Nhưỡng (05-11-2017)
    Tập Cận Bình trở thành vua Trung Quốc (28-10-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741378.